Khi một cơ thể bị tổn thương, bị mất đi một phần nào đó, chẳng hạn do bị bỏng nặng hay chấn thương và không có khả năng tái tạo, người ta khó tìm được phương pháp nào giúp phục hồi lại tốt nhất phần cơ thể đã bị khuyết. Trong hoàn cảnh đó, sự ra đời của tế bào gốc đặc biệt là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells-MSCs) đã giúp giải quyết những vấn đề mà y học tái tạo đang gặp phải.
Điều đặc biệt ở MSCs được các nhà nghiên cứu quan tâm đó là nó phù hợp cho cả trị liệu tế bào hay y học tái tạo, cũng như là một phương tiện truyền gen và dẫn thuốc ổn định trong cơ thể. Để chứng minh cho quan điểm này, nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cụ thể, bao gồm: dễ phân lập trong môi trường, có khả năng biệt hóa cho đa số tế bào có chung hoặc khác nguồn gốc với nó, khả năng tăng sinh vượt trội trong môi trường nuôi cấy mà không bị mất khả năng biệt hóa và được giữ lại ở những mô bị tổn thương, khối u và di căn sau khi được tiêm vào cơ thể.
Nghiên cứu về khả năng ứng dụng trong y học tái tạo cũng đã đưa ra những quan điểm về việc MSCs giúp hỗ trợ tích cực trong việc làm lành lại các vết thương nặng trên cơ thể. Các tế bào này cũng được chứng minh là tạo ra các chất có hoạt tính sinh học được xác định để thúc đẩy quá trình tái sinh. Nói chung, những dữ liệu này chứng minh rằng MSCs ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn làm lành vết thương, bao gồm giai đoạn viêm, tăng sinh biểu mô, hình thành mao mạch, và tái tạo mô sau khi tổn thương.
Khả năng chống lại khối u ác tính của MSCs cũng đã được chứng minh khi nó có khả năng biến đổi gen để sản xuất Tumour necrosis factor alpha (TNFα), một loại chất độc với rất nhiều tế bào ung thư. Khi tế bào MSCs có TNFα kết hợp với khối u thì ngay lập tức khối u sẽ bị ức chế lên đến 97.5% khả năng tồn tại.
Trong tương lai, tiềm năng đối với y học tái tạo của MSCs hoàn toàn có thể phát triển hơn nữa và mở ra những hướng trị liệu tối ưu cho những bệnh mạn tính ở người. Để đạt được điều này, rất cần những nghiên cứu tiếp theo trên cơ sở tăng sinh và biệt hóa MSCs từ nhiều nguồn mô cơ thể phù hợp.
Nguồn cho bài đăng:
- Aiko S., Tudorita T. (2018), “ New Insights into Mechanisms of Stem Cell Daughter Fate Determination in Regenerative Tissues”, Int Rev Cell Mol Biol., 300, p. 1–50.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5788169/
- Porada CD, Almeida PG (2010), “Mesenchymal stem cells as therapeutics and vehicles for gene and drug delivery”, Adv Drug Deliv Rev, 62(12)p. 1156-66.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20828588
- Tatullo M., Marrelli M., Paduano F. (2015), “The regenerative medicine in oral and maxillofacial surgery: the most important innovations in the clinical application of mesenchymal stem cells”, Int J Med Sci, 12(1), p. 72-7.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25552921
- Fiore E., Picazo E., Aquino J., Mazzolini G. (2017), “Mesenchymal stem cells and regenerative medicine in liver cirrhosis”, Medicina, 77(2), p. 135-142.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/28463222
- Tyciakova S., Matuskova M., Bohovic R., Polakova K., Toro L., Skolekova S., Kucerova L. (2015), “Genetically engineered mesenchymal stromal cells producing TNFα have tumour suppressing effect on human melanoma xenograft”, J Gene Med, 17(1-2), p. 54-67.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25677845
- Zhang TY, Huang B., Yuan ZY, Hu YL, Tabata Y., Gao JQ (2014), “Gene recombinant bone marrow mesenchymal stem cells as a tumor-targeted suicide gene delivery vehicle in pulmonary metastasis therapy using non-viral transfection”, Nanomedicine, 10(1), p. 257-67.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23770065
- Scott M., Erasmo AL, Dana Y., Alla DM., Michella AL. (2012), “Concise Review: Role of Mesenchymal Stem Cells in Wound Repair”, Stem Cells Translations Medicine, 1, p. 142 – 149.
https://stemcellsjournals.onlinelibrary.wiley.com/doi/epdf/10.5966/sctm.2011-001