Liên hệ tư vấn: 

0865 056 086

 sales@lifesciences.vn

“Tế bào gốc”, “Công nghệ tế bào gốc” là cụm từ được quan tâm trên các phương tiện thông tin truyền thông trong thời gian gần đây. Chúng ta luôn đề cập đến tế bào gốc như một gợi ý đa tiềm năng ứng dụng.

Tế bào gốc (stem cells) là những tế bào sơ khai và có khả năng phân chia liên tục tạo ra các tế bào trong cơ thể.

Loại tế bào này khác với các tế bào bình thường nhờ hai điểm chính, đó là khả năng tự làm mới và khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác. Cụ thể, chúng là loại tế bào có khả năng tăng sinh không giới hạn trong thời gian dài (self-renewing) và có khả năng biệt hóa (differentiation) thành nhiều loại tế bào có chức năng chuyên biệt.

Tế bào gốc đóng vai trò thiết yếu trong mỗi giai đạn phát triển của cơ thể, từ khi sinh ra đến khi mất đi. Để chứng minh tầm quan trọng của loại tế bào này, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra bằng chứng tế bào gốc đóng vai trò quyết định cho sự thay thế, tái tạo và sửa chữa mô tổn thương. Hơn nữa, nếu thiếu loại tế bào này đồng nghĩa với việc cơ thể không được tạo ra và các tế bào bị hư hỏng cũng không được thay thế bởi các tế bào khỏe mạnh.

Tóm lại, việc tìm ra tế bào gốc đã gợi ra cho chúng ta những tiềm năng ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực, giúp chúng ta ngày càng phát triển và hoàn thiện cuộc sống.

Nguồn cho bài viết:

  1. Tahmineh F. (2017), “An overview on ethical considerations in stem cell research in Iran and ethical recommendations: A review, Int J Reprod Biomed (Yazd), 15(2), p. 67 – 74.
  2. Cécile C., Virginie N. et al (2017), “Human bone marrow harbors cells with neural crest-associated characteristics like human adipose and dermis tissues”, PLoS One, 6.
  3. Ranjeet SM (2016), “Stem Cells Applications in Regenerative Medicine and Disease Therapeutics”, Int J Cell Biol, 19.
  4. Dulak, Krzysztof S. et al (2015), “Adult stem cells: hopes and hypes of regenerative medicine”, Acta Biochim Pol., 62(3), p. 329-37.
  5. Dusko I., Julia MP (2011), “Stem cells in regenerative medicine: introduction”, British Medical Bulletin, 98 (1), p. 117 – 126.
  6. Gordana VN, David TS (2011), “Biomimetic platforms for human stem cell research”, Cell Stem Cell, 8(3), p. 252 – 261.

Chia Sẻ Bài Viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn

Bài Viết Liên Quan

Contact Me on Zalo